THIẾT KẾ TỦ ĐIỆN

Nơi chia sẻ kinh nghiệm , giúp đỡ mọi người trong quá trình triển khai, thiết kế hệ thống tủ bảng điện.

FacebookEmailYouTubeLink

Với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày nay rất nhiều các xí nghiệp, nhà máy liên tục được xây dựng và phát triển. Hệ thống các nhà máy phát triển như hiện nay thì việc dùng những thiết bị để điều khiển máy móc hệ thống điện trong đó là hết sức cần thiết và tối quan trọng. Vì vậy tủ điện là thiết bị không thể thiếu ở các nhà máy giúp điều khiển, đảm bảo an toàn, ổn định các hệ thống máy móc cũng như hệ thống điện được ổn định và ra tăng tuổi thọ cho các thiết bị máy móc. Hiện nay nhu cầu về thiết kế tủ điện công nghiệp, tủ điện điều khiển của các doanh nghiệp là rất cao nhưng việc thiết kế lắp đặt tủ điện đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn phù hợp với từng nhà máy, xí nghiệp lại là bài toán, vấn đề đặt ra với các kỹ sư ngành kỹ thuật....xem thêm.


CÁC SẢN PHẨM TỦ, BẢNG ĐIỆN TIÊU BIỂU

TRẠM KIOS

TỦ ĐIỆN PHÂN PHỐI MSB

tủ điện ATS

tủ điện HTXL nước thải

tủ điện hoà đồng bộ

tủ sạc ác quy 110vdc

tủ điện điều khiển (7.2Kv)

tủ điện cho tàu biển

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN

Giới thiệu

Trân trọng.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BỘ CÔNG CỤ

07/07/2023: THỐNG KÊ CHÂN CÁC TIẾP ĐIỂM CỦA RƠ LE, CONTACTOR THEO TRANG BẢN VẼ.

+ Trong đó phần khoanh màu đỏ là các block cuộn Coil của thiết bị bao gồm: Tên, chân thiết bị, điện áp cuộn coil, mã thiết bị

+ Còn phần khoanh màu vàng là phần tiếp điểm NO/NC của thiết bị đó (trong thiết kế mạch điện thì tiếp điểm của thiết bị nào thì đặt cùng tên với thiết bị đó).

Hình 1


+ Trong bảng ta có thể thấy thể hiện gồm tên thiết bị là 88-F1.1, thiết bị này đang dùng cặp thường mở (NO) là 13-14, cặp thường mở này tôi đang vẽ ở trang số 1 cột C của trang bản vẽ. Và thống kê luôn phần "Model" của thiết bị, ví dụ như trong hình là mã MC-9b ( contactor của LS)

Hình 2

13/07/2023: TẠO BẢNG THỐNG KÊ ĐỊA CHỊ I/O PLC THEO TRANG BẢN VẼ.

+ Trong đó phần khoanh màu trắng là các block địa chỉ của PLC bảo gồm: Tên (I0.xx), tên cầu đấu trên modul PLC (1,2,3), vị trí của Modul PLC đó trong hệ(Slot 1,2,3,..), mã thiết bị ( ví dụ:6ES7521-1BL10-0AA0,....),....

Hình 1


+ Bảng bên trái ứng với lệnh "TKPLCIN", bảng bên phải ứng với lệnh "TKPLCOUT"

+ Trong bảng ta có thể thấy thể hiện gồm tên địa chỉ PLC, vị trí của Modul PLC đó trong hệ(Slot 1,2,3,..), vị trí của Modul PLC đó trong hệ(Slot 1,2,3,..), mã thiết bị ( ví dụ:6ES7521-1BL10-0AA0,....). Nhưng thông tin này sẽ được đồng bộ với block địa chỉ PLC khi ta nhập lệnh  "TKPLCIN" hoặc "TKPLCOUT". Mục "ACB" như trong hình sẽ là nơi để điện địa chỉ của địa chỉ PLC theo tang bản vẽ và cham chiếu theo cột (Q55/B: Trang Q55 cột B).

+ Các nội dung "STATUS" và "Content". Người thiết kế sẽ tự nhập vào để mô tả cho địa chỉ PLC đó có chức năng gì. Thuận tiện cho việc lập trình chức năng,....

Hình 2



Hình 3

Hình 4

23/07/2023: TẠO BẢNG THỐNG DANH MỤC BẢN VẼ.

+ Trong đó phần khoanh màu xanh là những phần tôi cần tạo bảng danh mục bản vẽ bao gồm: Tên bản vẽ, Trang bản vẽ, Số lần sửa đổi bản vẽ, ngày sửa đổi bản vẽ.

Hình 1

Hình 2

23/07/2023: TẠO CẬP NHẬT SỐ LẦN THAY ĐỔI BẢN VẼ.

+ Khi tôi thay đổi 1 nội dung tôi sẽ khoanh mây phần thay đổi đó và thêm 1 Block (tạm gọi là "Block REV") nó biểu thị cho lần thay đổi. Như ví dụ trong hình 1 tôi ghi số 1 trong Block đó sẽ được hiểu là lần thay đổi này là lần số 1.


Hình 1

Sau khi load công cụ "NhatNguyenTools" bằng lệnh "netload" trong Autocad. Ta ghõ lệnh "SYNREV". Sau đó quét toàn bộ bản vẽ. Tool sẽ tìm các bản vẽ có chứa "Block REV" và sẽ cập nhật số REV trong "Block REV" và cập nhật vào trang bản vẽ như hình 2 (nội dung tôi khoanh mây).

Hình 2

24/07/2023: TẠO CẬP NHẬT VỊ TRÍ CUỘN COIL DƯỚI CÁC TIẾP ĐIỂM, CHÂN SỐ THIẾT BỊ.

+ Ta có thể thấy các block tiếp điểm (NO) tên 27X1, 51X1, 49X1, TM3,.... Được cập nhật thêm địa chỉ cuộn coil phía dưới. Mục đích nhằm thuận tiện cho việc check bản vẽ. 

+ Ví dụ tiếp điểm 4-12(NO) của 27X1 cuộn Coil nằm ở trang số 21 cột A (21-A).

+ Sau khi load công cụ "NhatNguyenTools" bằng lệnh "netload" trong Autocad. Ta ghõ lệnh "SYNCRL" 

Hình 1

25/07/2023: CẬP NHẬT ĐỊA CHỈ NGUỒN ĐẾN VÀ ĐI.

Hình 1

+ Ta có thể hiểu là dây AC1 đến trang số 17 cột A và dây AC1 từ trang số 16 cột H.

Hình 2

25/07/2023: ĐÁNH SỐ THỨ TỰ ATT BLOCK.

07/08/2023: CẬP NHẬT ĐÁNH SỐ THỨ TỰ LỘ MẠCH ĐIỀU KHIỂN.

Hình 1

+ Ta có mạch điện như hình, giờ muốn vẽ thêm mạch số 3 giống như mạch trên thì ta chỉ cần Copy mạch đó ra sửa các Block AU2->AU3, YL2-> YL3,.....


Hình 2

Hình 3

20/08/2023: TẠO THỐNG KÊ CẦU ĐẤU.

+ Sau khi load công cụ "NhatNguyenTools" bằng lệnh "netload" trong Autocad. Ta ghõ lệnh "TKCD" sau đó chọn 1 hoặc nhiều cầu đấu cần thống kê trong 1 lần. Có thể chọn theo hường từ trái -> phải, từ trên-> dưới, ..... Sau đó ấn "Enter" ta sẽ được như phần khoanh mâu màu đỏ. Trong đó có một số phần người dùng có thể ghi thêm vào phần DEMO cầu đấu này....

Hình 1

06/12/2023: ĐỒNG BỘ GEN SỐ, CẦU ĐẤU THEO TRANG BẢN VẼ.

+ Phần khoanh màu xanh là cầu đấu điều khiển. Tôi đang nghi là 1-X1, 1-X2, ... tạm hiểu là cầu đấu ở trang số 1 của bản vẽ, và thứ tự số 1,2,3,.... Tương tự với phần khoanh màu đỏ là phần gen số (tên dây trong mạch), tôi đang ghi là 1-C1, 1-C2, ... tạm hiểu là số dây ở trang số 1 của bản vẽ, và số thứ tự dây là 1,2,3,...

Hình 1

+ Khi một mạch điện có nhiều mạch giống nhau. Tôi sẽ copy sang 1 trang mới, tạm đặt là trang số 2. 

Hình 2

06/01/2024: THỐNG KÊ CÁC GIÁ TRỊ ATT(ATTRIBUTE) TRONG BLOCK RA EXCEL.

Hình 1

03/02/2024: THAY ĐỘI 1 CHÚT LỆNH "TKCLR" VÀ "SYNCRL", CẬP NHẬT LỆNH THAM CHIẾU CHÉO.

+ Bảng bên trái là bảng hiển thị lúc chưa sửa lệnh, bảng bên phải là bảng hiển khi sau khi sửa lệnh. Chỉ đơn giản là thêm Field cho phần điện áp cuộn Coil. Để khi ta sửa điện áp cuộn Coil (phần khoanh đỏ), sau đó ghõ lệnh "RE" để thay đổi trong bảng (phần khoanh màu trắng).

Hình 1

+ Ở lệnh này khi nhìn hình 2 ta có thể thấy 2 tiếp điểm của MCCB (khoanh đỏ) đang sử dụng và đang vẽ ở trang 14 cột F và G. 

+ AX, AL với hãng LS thì là tiếp điểm báo ON/OFF và tiếp điểm báo TRIP của MCCB đó.

Hình 2

27/02/2024: CẬP NHẬT LỆNH "KTCRL"

+ Phần khoanh màu xanh là các chân số bị trùng trong bản vẽ điện. Và cuộn Coil tên 88-F1.1 chưa được thống kê bảng thống kê chân số.

Hình 1

+ Sau khi load công cụ "NhatNguyenTools" bằng lệnh "netload" trong Autocad. Ta ghõ lệnh "KTCRL"

+ Quét một hoặc nhiều trang bản vẽ trong dự án. Tool sẽ check các chân số bị trùng nhau và các Block Coil nào chưa được thống kê tạo bảng thì sẽ tự động thống kê tạo bảng và đặt bảng dưới vị trí cuộn Coil đó như hình 2.

+ Ta có thể thấy các hình tròn cùng màu vàng đánh dấu các tiếp điểm trùng nhau về tên và chân số (88-F1.1) và các hình tròn màu đỏ đánh dấu tiếp điểm trùng nhau (AUX1). Các tiếp điểm trùng nhau sẽ được đánh dấu theo từng màu riêng biệt.

+ Bảng thống kê chân số của 88-F1.1 cũng tự động được tạo (phần khoanh mây màu xanh là tôi khoanh vào cho mọi người dễ theo dõi). Bảng thống kê này mặc định đặt phía dưới cuộn Coil tương ứng và cách cuộn coi là 30 đơn vị ( có thể setting được tuỳ từng trường hợp).

Hình 2

15/03/2024: CẬP NHẬT LỆNH "GTD" VÀ "GTN"

+ Phần khoanh màu đỏlà các TEXT rời rạc thể thông số của các MCCB trong 1 tủ điện.

Hình 1

Hình 2

+ Sau khi load công cụ "NhatNguyenTools" bằng lệnh "netload" trong Autocad. Ta ghõ lệnh "GTD" với các TEXT xếp theo chiều dọc như hình 1 hoặc lệnh "GTN" với các TEXT xếp theo chiều ngang như hình 2.

+ Sau đó quét toàn bộ các text theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang ta được như hình 3hình 4.

Hình 3

Hình 4